Thai Nhi Theo Tuần

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 39 - Những Điều Cần Biết

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 39 - Những Điều Cần Biết

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần, hoặc 37 tuần sau khi thụ thai, biểu hiện rõ ở lồng ngực của em bé ngày càng căng phồng lên. Đối với bé trai, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống bìu. Thai nhi 39 tuần đạp nhiều từ giờ cho đến ngày sinh. Bancungcon.com giúp các mẹ hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi tuần 39.

1. Sự phát triển của thai nhi 39 tuần

Sản phụ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ, nếu đúng như dự kiến thì chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa là mẹ bầu sẽ được gặp con. Tuy nhiên, thai nhi cũng đã sẵn sàng ra đời vào bất cứ ngày nào kể từ thời điểm này. Thông thường, thai kỳ đầy đủ là từ 39 - 40 tuần. Trẻ sinh trước 37 tuần là sinh non, từ 37 - 38 tuần là sinh sớm, 41 tuần là sinh trễ và những trẻ sinh sau 42 là sinh muộn. Do đó, em bé sẽ được tính là đủ tháng khi bắt đầu bước vào tuần thứ 39.

Kích thước của bé lúc này to cỡ một quả dưa hấu, với chiều dài khoảng 56cm và có trọng lượng là 3,2 kg. Trong đó, phần đầu của thai nhi chiếm khoảng 1/3 tổng số cân nặng. Thai nhi tuần 39 nặng bao nhiêu cũng còn tùy thuộc vào giới tính của trẻ. Nhìn chung thì bé trai sẽ có xu hướng nặng hơn bé gái một vài lạng.

Thai nhi tuần 39 sẽ có một số thay đổi sau:

  • Bé tích tụ mỡ và béo lên:

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần về mặt thể chất lúc này đã hoàn tất, nhưng bé vẫn sẽ tiếp tục béo lên. Một lớp mỡ bao phủ khắp cơ thể thai nhi được tích tụ dày hơn nhằm giữ ấm cho bé sau khi chào đời, đảm bảo điều chỉnh thân nhiệt thích nghi tốt với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

  • Não bé phát triển mạnh:

Trong khi hiện tại cơ thể bé không có nhiều thay đổi như trước, bộ não vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 4 tuần vừa qua, não thai nhi đã tăng trưởng thêm 30%. Tốc độ phát triển này sẽ tiếp tục duy trì trong 3 năm đầu đời, thể hiện qua những kỹ năng mới bé học hỏi và thực hiện được mỗi ngày.

  • Thai nhi khóc trong bụng mẹ:

Có trường hợp mẹ bầu ở tháng cuối nghe được tiếng khóc của thai nhi, đặc biệt là vào ban đêm. Mặc dù khoa học vẫn chưa lý giải được hiện tượng trên, nhưng trên thực tế giai đoạn này tuyến lệ của bé chưa hề hoạt động và cũng sẽ không có giọt nước mắt nào rơi ra. Tất cả những gì bé có thể làm là lấy 2 tay dụi mắt tương tự như hành động khóc, và mẹ sẽ được nhìn thấy điều này qua video siêu âm.

  • Làn da của thai nhi:

Sự phát triển của thai nhi tuần 39

Da trẻ sơ sinh có thể mang màu đỏ hồng, do những mạch máu dưới da được nhìn thấy qua lớp biểu bì mỏng manh. Những em bé mũm mĩm lại thường có làn da trắng vì lớp mỡ dưới da dày hơn. Tuy nhiên, da thai nhi cũng có khả năng xanh xao hoặc tím tái vì hệ tuần hoàn chưa hoạt động mạnh mẽ, bé còn thiếu máu và oxy. Sau khi sinh, sắc tố da sẽ cộng hưởng với môi trường bên ngoài để hình thành nên màu da thật của bé, có thể sáng hoặc sẫm màu hơn. Những bé có da vàng vọt mức độ nhẹ là hiện tượng sinh lý bình thường, mức độ nặng và kéo dài là có nguy cơ bệnh lý.

  • Thai nhi 39 tuần đạp nhiều:

Mẹ nên chú ý đến những cử động của bé và báo cho bác sĩ sản khoa biết nếu không nhận thấy thai nhi 39 tuần đạp nhiều. Em bé sẽ khá năng động từ giờ cho đến lúc sinh, do đó sự chậm lại đáng chú ý trong hoạt động có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất thường.

  • Bé chưa xoay đầu (ngôi mông/ đẻ ngược):

Nếu đến giai đoạn này mà thai nhi vẫn chưa xoay đầu, nhân viên hộ sinh sẽ hỗ trợ và hướng dẫn mẹ thực hiện một số bài tập cụ thể nhằm giúp bé xoay đầu, hạn chế việc phải sinh mổ. Có thể tham khảo bài tập nghiêng xương chậu, hoặc quỳ gối dang rộng chân, sau đó cúi xuống để ngực và bụng chạm sàn, lặp lại động tác 3 lần/ngày.

2. Những lưu ý trong tuần 39 của thai kỳ

Việc nhận ra các dấu hiệu chuyển dạ trong những ngày cận sinh này là rất quan trọng, bao gồm một số biểu hiện sau:

  • Vỡ ối: Có thể là dòng chảy lớn hoặc chỉ rò rỉ nước ối nhẹ;

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc buồn nôn có khả năng xuất hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ;

  • Bản năng “làm tổ”: Sự xuất hiện của một nguồn năng lượng rất lớn thúc đẩy mẹ chuẩn bị sẵn sàng chào đón con.

  • Mất nút nhầy: Một nút nhầy niêm phong tử cung của mẹ có thể không còn nữa thông qua quá trình kiểm tra độ mở của tử cung;

  • Chảy máu âm đạo: Mao mạch cổ tử cung bị vỡ do sự giãn nở và tràn máu ra ngoài, khiến cho dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc nhuốm đỏ.

Sự phát triển của thai nhi tuần 39

  • Đau nhói từ âm đạo xuống chân: Không nên quá lo lắng khi thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm nhận được cơn đau này do thai nhi ấn vào dây thần kinh vùng chậu;

  • Cơn đau “giả”: Mẹ có thể nhận thấy nhiều cơn co thắt Braxton Hicks hơn khi chuẩn bị chuyển dạ, cần đến bệnh viện ngay nếu cơn gò có tần suất thường xuyên và mức độ dữ dội hơn.

Khi thai nhi được 39 tuần lúc này cũng là thời điểm đường ruột của mẹ bị chèn ép khá nhiều, tử cung giãn căng khiến bụng bầu ngày càng nặng nề hơn. Hơn nữa, thai nhi 39 tuần đạp nhiều và di chuyển gần sát vùng xương chậu cũng làm tăng mức độ đau nhức. Mẹ có thể tham khảo một số phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt và mát xa để thư giãn về cả thể chất và tinh thần, chờ đợi ngày quan trọng sắp đến. Đừng quên sẵn sàng túi đồ dùng cũng như chuẩn bị những kỹ năng cần thiết trong lần đầu tiên chuyển dạ, sinh con và cho bé bú sữa mẹ. Đặc biệt, 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.

  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.

  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.

  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.

  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.

  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Trên đây là những điều cần chú ý khi mang thai trong thai nhi tuần 39 bao gồm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Điều quan trọng hơn cả là thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Bancungcon.com chúc sức khỏe các mẹ và thai nhi!

Đang xem: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 39 - Những Điều Cần Biết

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng