Sự phát triển của thai nhi 38 tuần đã chậm lại, gần như tất cả các cơ quan bắt đầu đi vào hoạt động. Hầu hết những thay đổi xảy ra trong tuần này đều nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Bancungcon.com giúp các mẹ hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi tuần 38.
1. Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?
Bước vào tuần thứ 38 của thai kỳ, hay còn được hiểu là tuần 36 sau khi thụ thai, chu vi của đầu của thai nhi lúc này đã bằng với vòng bụng. Nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc lúc này thai nhi 38 tuần cân nặng bao nhiêu? Mẹ đang ở vào giai đoạn cuối trong thai kỳ, em bé có thể nặng khoảng 3kg và dài 55cm, tương đương với một quả dưa hấu nhỏ hoặc một nhánh tỏi tây. Lớp mỡ chiếm phần lớn trong khối lượng cơ thể của thai nhi, có tác dụng giữ ấm cho bé sau khi trẻ được sinh ra ở môi trường bên ngoài.
Cụ thể sự phát triển của thai nhi ở tuần 38 thể hiện ở một số điểm sau:
Mọc móng chân
Sự thay đổi có thể thấy rõ ở đôi bàn chân nhỏ bé của trẻ. Móng chân của bé bắt đầu mọc ra và độ dài đã chạm đến đầu ngón chân.
Phản xạ cầm nắm
Các hành động như nắm và mút tay cũng được bé thực hiện thường xuyên hơn. Quá trình rèn luyện trong thời gian này cho phép trẻ sơ sinh có thể nắm lấy tay mẹ và ngậm mút bầu sữa ngay sau khi vừa chào đời.
Màu mắt
Tròng mắt của thai nhi có sắc tố không ổn định, vì vậy nếu bé được sinh ra với đôi mắt sáng màu thì chúng vẫn có khả năng thay đổi khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài, phổ biến là chuyển thành màu tối và đậm hơn. Mẹ sẽ biết đôi mắt của con mình có màu sắc thật là gì khi bé được 1 tuổi.
Rụng lớp lông tơ
Cùng với sự biến mất của lớp chất sáp bã nhờn, gần như toàn bộ lớp lông tơ mềm mượt bao phủ cơ thể bé, có tác dụng sưởi ấm thai nhi khi ở bên trong tử cung, chúng đang rụng dần để chuẩn bị cho ngày bé bước ra thế giới bên ngoài.
Sự phát triển của phổi
Phổi thai nhi vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành hoàn chỉnh. Cơ quan này sản xuất ngày càng nhiều hơn các chất có hoạt tính bề mặt, có tác dụng giữ cho túi khí trong phổi của bé không bị xẹp và gắn chặt với nhau khi bé thở.
Sẵn sàng để cất tiếng khóc
Cũng tại phổi, các dây thanh âm đã được tăng cường và phát triển hơn, giúp bé sẵn sàng cất tiếng khóc chào đời cũng như giao tiếp với bố mẹ thông qua những tiếng la khóc ngắn dài.
Não và hệ thần kinh
Não của thai nhi vẫn đang phát triển ngày một phức tạp, tạo ra những rãnh sâu, hay còn gọi là nếp nhăn, và tăng thêm diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh. Bộ não bắt đầu kiểm soát các chức năng của toàn bộ cơ thể, từ hô hấp cho đến điều chỉnh nhịp tim. Thai nhi sẽ tiếp tục nhận chất béo bổ sung để điều chỉnh não và hệ thần kinh, từ đó gia tăng khả năng thích ứng với tất cả những tác động từ môi trường bên ngoài đang chờ đợi bé.
Nhu động ruột
Thai nhi sẽ nuốt nước ối, trong đó bao gồm lông măng rụng đi, chất sáp bã nhờn, tế bào da chết và các chất thải ra từ ruột và mật. Tất cả những thứ này sau đó sẽ được bài tiết ra bên ngoài với dạng phân su có màu xanh sẫm trong miếng tã lót đầu tiên của bé.
2. Những lưu ý cho mẹ trong tuần thai 38
Theo dõi các biến chứng thai kỳ muộn
Những triệu chứng sưng đau nhẹ ở bàn chân và mắt cá chân trong giai đoạn này có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy sưng phù quá đột ngột, có thể lan đến tay, mặt và vùng xung quanh mắt hoặc tăng cân nhanh chóng thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật - một tai biến thai kỳ nguy hiểm thường xuất hiện ở giai đoạn những ngày gần sinh.
Cố gắng dành thời gian ngủ
Phụ nữ có thể rất khó ngủ vào ban đêm và thường hay gặp những giấc mơ kỳ lạ do áp lực tâm lý sắp làm mẹ. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ vào ban ngày vì đây là những cơ hội cuối cùng để mẹ có thời gian ngủ, nghỉ ngơi dưỡng sức cho ngày chuyển dạ và sau sinh sắp tới.
Thực hiện các bài tập
Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện động tác Squat (ngồi xổm) cho bà bầu gần sinh hoặc kết hợp thêm với thiền định và yoga. Tất cả những bài tập trên rất có lợi cho quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ, giúp chúng diễn ra dễ dàng hơn, cũng như giảm bớt các cơn đau do co thắt và giữ tinh thần thoải mái, sẵn sàng cho ngày trọng đại sắp đến.
Mặc quần áo thoáng mát
Tác động của những hormone, cùng với việc tăng lưu lượng máu đến da và tăng quá trình trao đổi chất trong thai kỳ, có thể khiến mẹ bị đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Mặc quần áo rộng với chất liệu vải mỏng nhẹ, uống nhiều nước hoặc dùng phấn hút ẩm cho bà bầu không chỉ giúp mẹ luôn được khô thoáng, mà còn tránh được tình trạng nổi phát ban do nóng bức.
Bên cạnh đó, đừng quên tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, cũng như xem lại túi vật dụng nhập viện đi sinh, để chuẩn bị sẵn sàng chào đón bé yêu. Sự phát triển của thai nhi 38 tuần ở vùng xương chậu có thể khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn, tuy nhiên việc duy trì thói quen đi bộ và luyện tập nhẹ nhàng sẽ hạn chế được tình trạng này, thậm chí còn rất có lợi cho ngày sinh nở.
Người mẹ cũng nên đến trung tâm sản khoa để theo dõi thường xuyên và có hướng xử lý kịp thời nếu phát hiện bất thường. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:
Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Trên đây là những điều cần chú ý khi mang thai trong thai nhi tuần 38 bao gồm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Điều quan trọng hơn cả là thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Bancungcon.com chúc sức khỏe các mẹ và thai nhi!