Thai Nhi Theo Tuần

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 35 - Những Điều Cần Biết

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 35 - Những Điều Cần Biết

Trong tuần thứ 35 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 3), cơ thể của thai nhi có nhiều thay đổi. Lúc này, cân nặng và chiều dài tiếp tục phát triển, làn da trở nên hồng hào và mịn hơn, bé cũng dịch chuyển sâu hơn xuống khung chậu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở, cơ quan nội tạng phát triển hoàn thiện, đặc biệt trí não phát triển nhanh chóng trong tuần mang thai này. Bancungcon.com giúp các mẹ hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi tuần 35.

1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 35

35 tuần sau khi mang thai, hoặc 33 tuần sau khi thụ thai, làn da của em bé trở nên hồng hào và mịn màng. Tay chân của bé mũm mĩm.

Tuy không còn nhiều chỗ trong tử cung nhưng trong tuần này cân nặng của bé tiếp tục tăng lên ở mức gần 5,5 pounds. Trong vài tuần tới, cân nặng của bé tiếp tục tăng ở mức 0,5 pounds/tuần trở lên. Em bé cũng đang ở vị trí ổn định và di chuyển dần thấp hơn trong khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị được sinh ra. Sự di chuyển này sẽ làm cho việc hô hấp của mẹ trở nên dễ dàng hơn, nhưng lại ảnh hưởng xấu đến bàng quang, nó sẽ bị chèn ép nhiều hơn do áp lực dồn về phía dưới tăng lên.. Do đó, thai phụ nên dành nhiều thời gian hơn trong chăm sóc vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Trong tuần 35 của thai kỳ, hầu hết các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện, thận của bé đã được phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số sản phẩm thải. Lúc này, chiều dài của bé tiếp tục tăng lên ở mức khoảng 20 inch (khoảng 50 - 51 cm).

Trở lại thời kỳ ba tháng giữa thai kỳ khi vóc dáng của bé rất nhỏ, chỉ có 2% cơ thể phát triển với kích thước vượt trội (mập). Bây giờ tỷ lệ đó đã tăng lên 15% và khi sinh sẽ tăng gấp đôi lên 30% khi các bộ phận trên cơ thể bé dần hoàn thiện và lấp đầy những khoảng trống trong tử cung một cách kỳ diệu.

Tốc độ phát triển trí não của thai nhi tiếp tục tăng lên nhanh chóng và sẽ tiếp tục như vậy trong suốt thời thơ ấu. Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, trọng lượng não của bé tăng gần 10 lần và đến 12 tuổi, bộ não đó sẽ lớn hơn gấp 3 lần kích thước lúc sinh.

Khi em bé càng phát triển đầy đặn hơn và giới hạn tử cung của mẹ càng bị thu hẹp, các cú đá sẽ tăng lên cả về tần suất và hiệu lực, gây đau cho mẹ. Mẹ có thể ngạc nhiên về sự thay đổi đường kính của bụng theo thời gian, đó chỉ là em bé đang thay đổi kích thước.

Đối với thai song sinh, tử cung sẽ nhanh chóng trở nên chật chội, thai phụ sẽ sinh sớm hơn so với khi những người mang thai một con (sẽ sinh trong vài tuần tới). Trên thực tế - 37 tuần được coi là kỳ hạn cho cặp song sinh - vì vậy các mẹ bầu mang thai đôi nên chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới.

2. Những thay đổi mới trên cơ thể mẹ ở tuần thứ 35 của thai kỳ

Chiều dài từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung gần tương đương với số tuần mang thai. Vì vậy, khi mang thai 35 tuần, chiều dài đó có thể đạt 35cm. Đó là một cách dễ dàng để nhớ thời gian mang thai đã đi được bao xa.

Bước sang tuần thứ 35, khi thai nhi di chuyển thấp hơn xuống vùng chậu làm kích thích bàng quang gây ra các vấn đề như đi tiểu thường xuyên & tiểu không tự chủ.

Bây giờ em bé đang trong thời gian chờ sinh nên mức độ “quậy phá” tăng lên, ấn mạnh vào bàng quang làm tăng nhu cầu đi tiểu. Ngoài ra, có thể gặp đi tiểu không kiểm soát khi ho, hắt hơi hoặc thậm chí cười. Dù gặp phải triệu chứng trên cũng đừng cắt giảm lượng chất lỏng (nước, sữa,...) đưa vào cơ thể. Thay vào đó hãy sử dụng một số cách như làm nước tiểu ra ngoài hết bằng cách nghiêng về phía trước (cẩn thận bị lật úp về phía trước nếu mang thai bụng to), hãy tập các bài tập Kegel (sẽ tăng cường cơ xương chậu và ngăn ngừa hoặc khắc phục hầu hết các trường hợp đi tiểu không tự chủ) và mặc một chiếc quần lót nếu cần thiết.

3. Triệu chứng mẹ thường gặp khi mang thai tuần 35

Nhức đầu thường xuyên

Nếu nhức đầu xảy ra, có thể vì một số lý do như quá nóng hoặc do cảm giác bị mắc kẹt trong một căn phòng ngột ngạt. Nghỉ ngơi và đi ra ngoài để có không khí hoặc mở cửa sổ. Và nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng loại thuốc giảm đau nào là an toàn (có chừng mực) trong thai kỳ. Acetaminophen là loại thuốc giảm đau được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và đạt hiệu quả cao, miễn là thai phụ không làm việc quá sức hoặc sử dụng quá liều.

Giãn tĩnh mạch

Các tĩnh mạch ở chân bắt đầu đau (hoặc ngứa). Việc sử dụng các đôi tất chống giãn tĩnh mạch (support hose) có thể giúp các tĩnh mạch ở chân đẩy thêm một chút để chống lại áp lực từ việc bụng được đẩy xuống.

Bệnh trĩ

Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở những mạch máu quanh trực tràng và gây ra bệnh trĩ. Để làm dịu chúng, hãy lau mình bằng nước ấm và giấy vệ sinh. Nếu giấy vệ sinh vẫn gây đau nhiều, hãy chuyển sang dùng khăn lau.

Nướu chảy máu

Nướu của thai phụ có thể bị chảy máu. Để hạn chế chảy máu, hãy bổ sung nhiều vitamin C. Uống thêm một ly OJ, rắc các loại quả mọng vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc và ăn kèm cà chua trong các món salad.

Viêm da

Nếu đột nhiên bị nổi mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ ở bụng, thai phụ có thể đã bị PUPPP (sẩn ngứa - mề đay trong thai kỳ). Để làm dịu cơn ngứa, hãy thử bôi gel lô hội sau khi tắm.

Chậm chạp

Cân bằng cơ thể trở nên khó khăn hơn trong tuần này khi thai phụ đang gần đến kỳ sinh nở (chỉ còn vài tuần nữa). Thai phụ nên vận động an toàn - nếu cần với lấy thứ gì đó trên kệ cao, hãy nhờ người thân thay vì trèo lên ghế để lấy nó.

Não thai kỳ

Cơ thể người phụ nữ ngày càng mệt mỏi, việc hay quên thường xuyên xảy ra hơn. Khối lượng tế bào não lúc này thực sự đang bị thu hẹp và cơn buồn ngủ cũng tăng lên làm thai phụ dễ bị uể oải. Tình trạng này sẽ được cải thiện lên một vài tháng sau khi em bé được sinh ra.

Cơn co thắt Braxton Hicks

Cơn co thắt tăng lên vì lúc này cơ thể người phụ nữ đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Những người mẹ mang thai lần đầu có thể không nhận thấy sự uốn cong của cơ tử cung (cảm giác như bụng đang thắt chặt).

4. Chăm sóc phụ nữ mang thai ở tuần thứ 35 của thai kỳ

Tìm hiểu về các phương pháp giảm đau khi sinh: Thai phụ có thể tìm hiểu về các lựa chọn giảm đau khi sinh, trong đó có kỹ thuật gây tê tại chỗ, và kỹ thuật thở để việc sinh nở trở nên thuận lợi hơn mà vẫn tỉnh táo trong toàn bộ quá trình mang thai để chào đón đứa con được sinh ra.

Sử dụng băng dán thông mũi (Nasal Strips): Hormone thai kỳ làm cho niêm mạc trong mũi sưng lên, khiến người phụ nữ cảm thấy ngột ngạt. Mua một hộp băng dán thông mũi sẽ giúp thai phụ hô hấp dễ dàng hơn.

Chuẩn bị kế hoạch sinh: Phụ nữ mang thai nên tìm hiểu về:

  • Tất cả thông tin cần biết về việc mang thai và sinh nở (chuyển dạ và sinh nở)

  • Diễn biến của quá trình sinh con - từ lần co thắt đầu tiên đến khi con được sinh ra

  • Lập kế hoạch sinh nở.

Thai phụ cũng nên tìm hiểu về thông tin các bệnh viện uy tín với các bác sĩ, y tá hoặc nữ hộ sinh chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé.

Giảm chứng ợ nóng: Hãy chắc chắn ngồi thẳng trong khi ăn - và giữ như vậy trong một vài giờ sau khi ăn. Khi phải uốn cong, hãy làm điều đó bằng đầu gối thay vì ở thắt lưng. Trong khi đang ăn, hãy ăn chậm. Nhai là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa, nhưng đó là bước thường bị bỏ quên nhất khi ăn. Khi nhai càng nhiều, dạ dày sẽ càng ít phải làm việc hơn. Một cách nhai khác tốt cho bạn: Nhai kẹo cao su không đường sẽ làm tăng nước bọt, có thể giúp trung hòa axit trong thực quản. (Chỉ cần đừng lạm dụng nó - quá nhiều kẹo cao su không đường có thể gây ra tác dụng nhuận tràng nhờ các loại đường trong đó).

Tiếp tục tập thể dục: Bé được sinh ra từ những phụ nữ chăm tập thể dục trong thời gian mang thai có xu hướng ngủ qua đêm sớm hơn, ít bị đau bụng và có khả năng làm dịu bản thân tốt hơn. Các nhà khoa học cho rằng những đứa trẻ này được mẹ kích thích thông qua những thay đổi về nhịp tim và nồng độ oxy, cũng như âm thanh và rung động mà chúng trải qua trong bụng mẹ khi tập luyện.

Tham dự lớp học hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ sơ sinh: Có thể phụ nữ mang thai sẽ không bao giờ phải sử dụng kỹ năng này, nhưng biết cách thực hiện CPR cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết. Có rất nhiều lớp học bên ngoài, bao gồm các lựa chọn chi phí thấp hoặc miễn phí tại bệnh viện, trung tâm giáo dục sức khỏe cộng đồng. Thai phụ cũng có thể luyện tập tại nhà. Dù là học ở đâu thì cũng nên hoàn thành để đảm bảo có thể thực hành trong trường hợp không may xảy ra.

Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt từ tuần 35 trở đi sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.

  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.

  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.

  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.

  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.

  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Trên đây là những điều cần chú ý khi mang thai trong thai nhi tuần 35 bao gồm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Điều quan trọng hơn cả là thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Bancungcon.com chúc sức khỏe các mẹ và thai nhi!

Đang xem: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 35 - Những Điều Cần Biết

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng