Thai Nhi Theo Tuần

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 32 - Những Điều Cần Biết

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 32 - Những Điều Cần Biết

Ở tuần thứ 32 (tháng thứ 8) của thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình phát triển toàn diện. Trong giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển về thị giác; hình thành các cơ quan mới như móng tay, móng chân, tóc; và tăng nhanh về trọng lượng cơ thể. Bancungcon.com giúp các mẹ hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi tuần 32.

1. Những thay đổi của thai nhi ở tuần 32 của thai kỳ

32 tuần trong thai kỳ, hoặc 30 tuần sau khi thụ thai, em bé tiếp tục phát triển hoàn thiện. Đây được gọi là giai đoạn bé đang tập thở. Mẹ có thể nhìn thấy nhịp hô hấp của thai nhi qua quan sát nhịp lên xuống tại bụng.

Lúc này, thai nhi 32 tuần đã có một số sự phát triển đáng kể đến như:

  • Móng chân và móng tay đã mọc lên, cùng với tóc thật, có thể nhìn thấy được qua siêu âm.

  • Lớp lông mềm mượt bao phủ làn da của bé trong vài tháng qua (lông tơ) bắt đầu rụng trong tuần này.

  • Thai nhi ngày càng lớn nhanh: Đến bây giờ, em bé có thể dài 11 inch (280mm) từ đỉnh đầu đến mông và nặng 1.700 gram. Mỗi tuần trọng lượng của thai phụ tăng lên bao nhiêu, thì phân nửa trong số đó được chuyển sang cho em bé. Trọng lượng của thai sẽ tăng 1/3 đến 1/2 trước khi sinh trong 7 tuần tới để chuẩn bị cho quá trình thích nghi với môi trường sống bên ngoài tử cung.

  • Bé đã có thể tập trung vào những vật thể lớn không quá xa và khả năng tập trung này sẽ duy trì như vậy cho đến khi sinh. Lúc này bé thực hiện các hoạt động nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Khi có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại, đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.

2. Thai phụ cần chuẩn bị những gì ở giai đoạn này?

Ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở. Đó là vì tử cung của bạn đang đẩy lên gần cơ hoành - đặc biệt khi mang thai cao, mang thai nhiều lần hoặc có nước ối quá mức.

Bây giờ bạn có thể cảm thấy khó thở vì cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho thai nhi và cơ thể đang cố gắng thích nghi để đáp ứng nhu cầu này theo nhiều cách. Hormone tăng, đặc biệt là progesterone, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp trong não. Và mặc dù nhịp thở hít vào mỗi phút thay đổi rất ít khi mang thai nhưng lượng không khí hít vào và thở ra với mỗi hơi thở tăng lên đáng kể.

Khó thở khi mang thai cũng có thể bị nặng thêm do tình trạng có sẵn, chẳng hạn như hen suyễn, thiếu máu hoặc huyết áp cao. Nếu bạn cảm thấy hơi khó thở, hãy thử những mẹo sau để giảm đau:

  • Hãy làm mọi việc chậm hơn một chút và đừng quá cố gắng khi hoạt động.

  • Ngồi thẳng và giữ vai thẳng (đặc biệt là khi ngồi) để làm tăng khả năng cung cấp oxy cho phổi.

  • Có thể kê một vài chiếc gối phụ khi nằm trên giường vào ban đêm.

  • Cố gắng kiên nhẫn: Sau khi sinh con, hơi thở của bạn sẽ sớm trở lại bình thường.

Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó thở vì bệnh về đường hô hấp, như cúm. Phụ nữ mang thai mắc các bệnh về đường hô hấp thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và có nhiều khả năng phát triển các biến chứng, như viêm phổi. (Đó là lý do tại sao việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng nếu bạn mang thai trong mùa cúm).

Ngoài ra, bạn cũng nên báo với bác sĩ nếu gặp các vấn đề về đông máu. Vì cục máu đông trong thai kỳ có khả năng đi đến phổi gây thuyên tắc phổi. Đến khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng:

  • Khó thở đột ngột hoặc nghiêm trọng

  • Hen suyễn nặng hơn

  • Mạch nhanh

  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều

  • Cảm giác sắp ngất đi

  • Đau ngực hoặc đau khi thở

  • Xanh xao

  • Môi, ngón tay hoặc ngón chân chuyển màu xanh (dấu hiệu của thiếu oxy)

  • Cảm thấy cơ thể luôn trong tình trạng không nhận đủ oxy

  • Ho dai dẳng, ho cùng với sốt hoặc ớn lạnh, hoặc ho ra máu.

3. Làm dịu cơn co thắt Braxton Hicks bằng cách nào?

Các cơn co thắt Braxton Hicks là các cơn co tử cung không liên tục bắt đầu trong thời kỳ đầu mang thai, mặc dù bạn có thể sẽ không chú ý đến chúng cho đến khi sinh. Nó được đặt tên theo John Braxton Hicks, bác sĩ người Anh, người đầu tiên mô tả cơn co thắt vào năm 1872. Khi quá trình mang thai tiến triển, các cơn co thắt Braxton Hicks có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn.

Các cơn co thắt Braxton Hicks thường không đau, nhưng chúng có thể không thoải mái. Để giảm bớt sự khó chịu từ các cơn co thắt Braxton Hicks, hãy thử các biện pháp sau:

  • Thay đổi hoạt động nhằm giảm đau: Đi bộ hoặc nghỉ ngơi làm giảm các cơn co thắt, nên áp dụng linh hoạt. (Nên chú ý, các cơn co thắt chuyển dạ thực sự vẫn tồn tại và tiến triển bất kể bạn làm gì).

  • Uống một ít nước vì những cơn co thắt này đôi khi có thể do bị mất nước.

  • Tập các bài tập thư giãn hoặc hít thở chậm, sâu: Tuy không ngăn chặn các cơn co thắt Braxton Hicks, nhưng nó có thể giúp bạn đối phó với sự khó chịu (Thực hành một số chiến lược kiểm soát cơn đau mà bạn đã học trong lớp chuẩn bị sinh con).

Hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện nếu các cơn co thắt trở nên nhịp nhàng, đau đớn hoặc thường xuyên hơn hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của chuyển dạ sinh non:

  • Đau bụng hoặc chuột rút giống như kinh nguyệt

  • Các cơn co thắt thông thường (ít nhất 6 lần/giờ, hoặc cứ sau 10 phút, ngay cả khi chúng không đau)

  • Có chảy máu âm đạo

  • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc các thay đổi bất thường như bị chảy nước, trông giống như chất nhầy hoặc có máu (ngay cả khi nó chỉ có màu hồng)

  • Áp lực nhiều hơn ở vùng xương chậu hoặc vùng bụng dưới (như thai nhi đang đẩy xuống)

  • Đau thắt lưng, đặc biệt là nếu trước đây ít xuất hiện hoặc xuất hiện ở mức độ nhẹ.

Giai đoạn thai nhi 32 tuần là mốc khám thai quan trọng, mẹ cần được khám:

  • Khám thông thường: Đo cân nặng, dấu hiệu sinh tồn, kiểm tra dấu hiệu phù, cao tử cung,...

  • Siêu âm thai: Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi (Nếu mốc 28 tuần chưa được kiểm tra)

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng đường huyết, điện giải, ...

  • Xét nghiệm nước tiểu.

Trên đây là những điều cần chú ý khi mang thai trong thai nhi tuần 32 bao gồm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Điều quan trọng hơn cả là thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Bancungcon.com chúc sức khỏe các mẹ và thai nhi!

 

Đang xem: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 32 - Những Điều Cần Biết

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng