Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp nhưng có thể dự đoán được diễn ra để hình thành nên một em bé. Hãy cùng Bancungcon.com tìm hiểu sự phát triển của thai nhi tuần 12.
Sự thụ tinh thường diễn ra vào thời điểm sau hai tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu. Theo quy ước, ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có nghĩa là thời gian của kỳ kinh cũng được tính vào thời gian mang thai, dù trên thực tế sự thụ tinh có thể còn chưa xảy ra!
1. Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, tuần thứ 12 (tương đương tuần thứ 10 sau thụ thai) là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất, là dấu mốc quan trọng trong hành trình mang thai. Tin vui lớn nhất là tỉ lệ sảy thai đã giảm đi rõ rệt sau khi vượt qua ba tháng đầu của thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu diễn ra mạnh mẽ, ngoại hình của thai nhi đã hoàn toàn giống như con người thu nhỏ, khuôn mặt thai nhi cũng phát triển hơn, trông rõ ràng hơn. Đa số các hệ cơ quan của thai nhi đã hình thành đầy đủ, dù chúng còn cần trải qua quá trình hoàn thiện để hoạt động với đầy đủ chức năng. Cụ thể:
Hệ thống ruột dần dần phát triển hơn trong bụng thai nhi, các nhu động ruột đầu tiên xuất hiện.
Thận đã sẵn sàng để bài tiết nước tiểu.
Tủy xương dần sản sinh bạch cầu - hàng rào bảo vệ của cơ thể sau này trước các tác nhân gây bệnh.
Tuyến yên trong não bắt đầu chế tiết nội tiết tố.
Các phản xạ của thai nhi bắt đầu hình thành, thai nhi xuất hiện những cử động tự thân dù người mẹ tại thời điểm này chưa thể cảm nhận được thai máy.
Đến giai đoạn này thai nhi dài khoảng 61mm (2,5 inch) và nặng khoảng 14g (0,5 ounce).
2. Sự thay đổi của thai phụ mang thai ở tuần thứ 12
Tăng nhạy cảm khứu giác: Thai phụ dễ bị kích thích bởi các mùi khác nhau.
Đau đầu thường xuyên: Hãy nhớ ăn đầy đủ các bữa trong ngày, bởi bỏ bữa sẽ gây hạ đường huyết, khởi phát cơn đau đầu. Bên cạnh đó nếu mức độ đau không thể chịu được, hãy tham vấn bác sĩ để có phương pháp giảm đau an toàn trong thai kỳ.
Mệt mỏi: Thai phụ cần để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn, và hãy tranh thủ ngủ khi em bé chưa ra đời.
Đầy bụng, xì hơi: Một cách để giảm những biểu hiện phiền toái này chính là ăn từ tốn, chậm rãi, bởi ăn quá nhanh sẽ làm tăng lượng khí nuốt vào, làm nặng thêm tình trạng hiện có.
Tăng tiết nước bọt: tình trạng này sẽ sớm kết thúc khi bước vào ba tháng giữa thai kỳ.
Trên đây là những điều cần chú ý khi mang thai trong thai nhi tuần 12 bao gồm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Điều quan trọng hơn cả là thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Bancungcon.com chúc sức khỏe các mẹ và thai nhi!